Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019

Hiện Tượng Hồng Vệ Binh Của Đảng Gây Rối Loạn Xứ Đạo


(qua băng clip của nhóm khủng bố Thái Ngọc Nhiên)

Tự mình vả vào mặt mình, một clip ngộ nghĩnh dở khùng dở điên xem phải ôm bụng mà cười. Cộng sản đã tận cùng rồi phải xử dụng con mẹ này để bảo vệ uy tín ông Hồ và quyền lãnh đạo quốc gia sao cho hợp pháp của đảng, thật là hạ hạ sách. Còn đâu chính nghĩa nữa mà đòi lãnh đạo quốc dân? Ngày xưa dân ngu qúa, nhất là đám Nghệ An Hà Tĩnh tin theo ông Hồ và đảng. Bây giờ chính đám dân này bị đày đọa nặng nhất. Dân miền Tây tưởng đất đai trù phú theo mặt trận xung phong bây giờ cũng ngáp ngáp chết dần. Trừ cái đám cuồng đảng cuồng hồ đảng ban cho chút xẩu xương. Cùng đường để giữ chút thể diện, khi hết gía trị xử dụng chính đảng sẽ bí mật thủ tiêu đám thanh niên đầu chó óc bã đậu này. Nhưng đảng chưa dám ra tay hành quyết tụi này vì sợ không còn dư luận viên theo nữa. Đoàn thanh niên sẽ chán nản, có khi họ tống giam cho chúng nó ăn chơi trác trụy dâm đãng trong trại giam để thưởng công? Hay huấn luyện thành những sát thủ điêu luyện lành nghề? Con Nhiên thằng Nghĩa có khi bị chính mật vụ công an thủ tiêu rồi đổ vạ cho người công giáo để tấn công nhà thờ? Mọi chuyện rất có thể sảy ra lắm. Còn nếu như bị ngay chính anh em giang hồ thủ tiêu thì anh em giang hồ phải công khai bạch hóa rõ việc thủ tiêu con Nhiên thằng Nghĩa, không thể đổ vấy cho người công giáo. Hoặc chính con Nhiên thằng Nghĩa không chịu nổi áp lực tâm lý của đồng bọn hay truyền thông xã hội mà tự tử thì phải công khai rõ ràng không thể thay trắng đổi đen để cộng sản thủ lợi.

Hãy Thiết Thực Theo Khả Năng Của Mình Có Ích Cho Tổ Quốc


-Trích đoạn văn của Cindy Vũ Huyền:

Tham dự viên lên tiếng:
Hành trình đưa tôi đến với Việt Nam Con Đường Nhân Bản.
Trên cuộc đời này có những may mắn đến rất tình cờ và có những cái may mắn do người tốt ban tặng. Dù nó đến trong hoàn cảnh nào tôi cũng rất cảm kích và trân trọng.

Tham dự ĐH " Việt Nam Con Đường Nhân Bản" là một điều may mắn đã đến trong cuộc đời của tôi.
Tôi lớn lên sau 75. Như bao người đồng trang lứa tôi lớn lên trong một chế độ phi nhân tính, nhưng có bao giờ tôi ý thức được điều ấy?? Thế giới bên ngoài với tôi thời đó rất mơ hồ, dưới mái trường chúng tôi được nhồi nhét thứ mà thế giới đã vứt vào sọt rác.

HÃY ĐỂ TUỔI TRẺ LÊN TIẾNG!


Trần Kiều Ngọc:
Anh chị em thân mến,

Gần đây vì câu nói 'không chống cộng, chỉ chống cái ác' của KN đã tốn không biết bao thì giờ tranh luận của anh chị em trên các mạng xã hội.

Trước hết, chắc anh chị em cũng biết, để nhận xét sự yêu thương và thuỷ chung của người bạn đời thì cần đòi hỏi một thời gian rất dài cùng nhau trải qua bao thăng trầm trong cuộc sống. Chỉ một lời nói hay một hành động tách biệt không đủ để chúng ta đánh giá được. Dù anh chị em có muốn biết ngay đi chăng nữa thì thường mình cũng chỉ nhìn và diễn giải theo ý riêng của mình. Trong chuyện này cũng tương tự.

GIẢI PHÁP CHÁNH TRỊ" LÀ KHÁI NIỆM... CÓ THIỆT...!!!


-Huỳnh Quốc Huy:
“Hôm rồi trong livestream mới nhứt, tui có đề cập khái niệm "GIẢI PHÁP CHÁNH TRỊ" như là một chìa khoá để kiểm tra một cá nhân hay tổ chức nào đó có thực tâm tranh đấu cho Việt Nam tự do hay là "đấu tranh giả cầy, dân chủ cuội, chống cộng ba xạo, VC nằm vùng...". (Miệng lu loa lắm lời mà không đưa ra được giải pháp chính trị nào cụ thể để làm thay đổi tích cực hiện tình của Quốc gia Dân tộc... thì khỏi mất thời gian với đối tượng đó làm gì. Phải hông?!).

ĐẦU VOI ĐUÔI CHUỘT


Trích:
(Người Việt tự ngắm mình chương II) - Paul Nguyễn Hoàng Đức
“Đầu voi đuôi chuột” là câu nói lột tả rất mạnh mẽ cung cách làm ăn của người Việt, nghĩa là mở màn thì khởi sự công việc to như đầu voi, sau đó làm việc cứ thắt dần - thắt dần, bé dần - bé dần, thành ra cuối cùng bé như đuôi chuột.
Tại sao lại có hệ quả như vậy? Đây cũng là hệ quả tất yếu thôi, vì như chúng ta đã tìm hiểu người Việt sống rất yếu ớt trong việc suy lý và duy lý. Muốn làm bất cứ việc gì ở đời, thì bộ não phải sản sinh sự hướng đạo cho cơ thể, sau đó miệng phải ra mệnh lệnh, cuối cùng mới đến chân tay hành động. Như người Việt hiện đại có một câu tục ngữ: “Tư tưởng không thông vác bi đông không nổi”.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (5)


Truyện kể của Lu Hà Phần 5

Lên cấp 3 bắt đầu vào lớp 8 tôi học rất nhẹ nhàng kết quả các bộ môn rất cao, tôi say sưa giải toán, không bài toán nào trong sách giáo khoa mà tôi không tìm ra đáp số, bài văn nào thày giáo cũng giữ lại làm mẫu, lý hóa cũng rất tốt. Trong khi đó ngày xưa vào vỡ lòng và lớp 1 thuộc diện học sinh kém gần như đội sổ, lớp 2 và lớp 3 chỉ là loại trung bình thường xuyên không thuộc bài nhưng tôi lại ham đọc truyện, lớp 4 và lớp 5 tôi đã nghiền xong 3 tập Thủy Hử, 8 tập Tây Du Ký và 12 tập Tam Quốc Diễn Nghĩa. Tôi kể với bố tôi: Bố ơi ba anh em chúng con là Lưu- Quan-Trương. Bố tôi rất thích thú chỉ cười hề hề

Tôi Đã Hiểu Chuyện (4)


Truyện kể của Lu Hà phần 4

Ở làng  tôi chỉ có thằng Tiến là bạn thân, hàng ngày nó bon bon cái xe đạp thiếu nhi Liên Xô đi đi về về cùng với tôi tới tận trường cấp 3 Đông Phú cách làng tôi ở khoảng 10 cây số. Nó cũng đã học cùng lớp với tôi năm lớp 7 ở trường cấp 2 xã Minh Tân. Nghe nói năm lớp 5 hay lớp 6 nó học giỏi lắm nên được ưu tiên mua một cái xe đạp thiếu nhi Liên Xô.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (3)


Truyện kể của Lu Hà phần 3

Tôi rất thích bơi lội, có lẽ tôi sinh vào năm Nhâm Thìn gọi là rồng, giống rồng ưa nước. Nên bất kể sông ngòi hồ ao đầm truông tôi đều thích cả, tôi thích lặn dưới đáy sâu tuy không bằng Yết Kiêu Dã Tượng, gia tướng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Nhưng mùa nước cạn tôi và thằng Quỳnh có thể bơi vượt qua sông Thao sang bờ bên kia bới trộm khoai, bẻ mía, ngô bắp của người ta, rồi ị một đống mới bơi về. Tôi nhớ năm đó tôi khoảng 12 hay 13 tuổi, tôi bơi lội có thể nói vào loại giỏi sức lực dẻo dai.
Tôi biết bơi từ lúc nào không biết; Khoảng 7 hay 8 tuổi tôi có thể bơi đứng, bơi ngửa bơi bướm bơi  vắt sải đủ kiểu. Có lần giữa trưa nắng chang chang, ông tôi phải ra tận bờ sông gọi tôi về. Ông bảo: Được tiếng khen ho hen chẳng còn.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (2)


Truyện kể của Lu Hà phần 2

Tôi rất mê trồng hoa, nhất là hoa mười giờ, trồng khắp mô đất gianh giới giữa nhà tôi và nhà ông G. Ông G tôi gọi là ông trẻ, ông là vai em, con chú con bác với ông nội tôi. Ông bà G rất đông con, các cô các chú bên nhà dù lớn hơn hay ít tuổi hơn tôi, đúng phép tắc ra tôi đều phải gọi là cô chú và xưng cháu, nhưng mấy người ít tuổi tôi chỉ gọi tên trống không coi như bạn bè. Không hiểu các cụ tiền bối từ lúc nào đã chia phần đất cho hai anh, mỗi người một nửa khá công bằng, nhà nào cũng có vườn trải rộng ra song song đối diện nhau, có hàng rào nứa che chắn.

Lục Bát Tâm Tư Chùm Số 335


Sầu Tương Tư
cảm xúc nhạc Y Vân: Buồn

Mấy ai đong được phiến buồn
Núi cao thác nước suối nguồn ra khơi
Dòng sông ân ái chơi vơi
Rót đầy ly rượu không người chạm môi

Lục Bát Tâm Tư Chùm Số 334


Anh Bỏ Em Rồi
cảm xúc nhạc Đỗ Kim Bảng: Xin Dìu Nhau Đến Tình Yêu

Lòng em trống trải cô đơn
Giọng ca buồn thảm cung đờn sầu tang
Bước chân hè phố lang thang
Về đâu cánh hạc dở dang đoạn trường

Lục Bát Tâm Tư Chùm Số 333


Miền Trung Quê Tôi
cảm xúc nghe Hiền Châu hát về miền trung

Sài Gòn thương nhớ miền trung
Anh nơi viễn xứ chập chùng ngàn khơi
Nôn nao giọng hát xa vời
Bướm ong dào dạt lả lơi ráng chiều

Lục Bát Tâm Tư Chùm Số 332


Chơi Đánh Đu
cảm hứng với Hiền Châu

Đánh đu đùi dế song song
Quần hồng gót ngọc sầu đong bóng chiều
Kiều Nhi yếm thắm mĩ miều
Bướm ong ve vãn cô liêu nụ hồng

Lục Bát Tâm Tư Chùm Số 331


Đất Mẹ Phù Sa      
cảm xúc nhạc Vũ Đức Sao Biển: Tình Ca Phương Nam

Ai về thăm Cửu Long Giang
Quê hương tôi đó xóm làng phì nhiêu
Cò bay mỏi cánh sớm chiều
Thuận hoà mưa gió nhiễu điều giá gương

Lục Bát Tâm Tư Chùm Số 330


Nỗi Nhớ Sầu Miên...
cảm xúc thơ Hiền Châu: Nhớ Người...Người Chẳng Nhớ Ta...

Xa nhau đã mấy tháng trời
Mang theo nỗi nhớ trọn lời nước non
Sầu dâng đỉnh núi chon von
Vầng trăng sẻ nửa héo hon tấc lòng

Lục Bát Tâm Tư Chùm Số 329


Gặp Người Trong Mộng
cảm hứng với clip của Nguyễn Cẩm Thu

Ngày xưa hoa mới đôi mươi
Chiều nay đầy đặn lả lơi cung đờn
Bâng khuâng cò lả đòi cơn
Mặn mà hương nhụy chập chờn bướm ong

Lục Bát Tâm Tư Chùm Số 328


Anh Sẽ Trở Về
cảm xúc bản nhạc của Võ Tá Hân

Mai này anh sẽ trở về
Giữa dòng suối tắm tràn trề nắng mưa
Hẹn em bên những gốc dừa
Bướm hoa dan díu hàng dưa luống cà

Lục Bát Tâm Tư Chùm Số 327



Sáng Soi Nỗi Lòng
cảm xúc nhạc Phạm Đình Chương

Chập chờn phố vắng đêm thâu
Cột đèn thấp thoáng ngõ sâu bạc mầu
Dòm song thổn thức mái đầu
Xót xa gốc phượng chân cầu lẻ loi

Lục Bát Tâm Tư Chùm Số 326


Cảnh Ngộ Đời Tôi 
cảm xúc nhạc Vinh Sử

Đêm qua tôi lại gặp nàng
Nụ cười ân ái thiếp chàng hân hoan
Môi kề má ấp chứa chan
Bình minh thức dậy lệ tràn bờ mi

Lục Bát Tâm Tư Chùm Số 325


Đắng Cay Duyên Nợ

Tưởng rằng anh sẽ quên em
Màn đêm tư lự thòm thèm ngắm trăng
Lầu hoa gác tía cung Hằng
Mưa rơi vấn hỏi mây giăng ngút ngàn

Lục Bát Tâm Tư Chùm Số 324


Quê Nhà Ta Đâu

Biển xanh tức tưởi đợi chờ
Mạch tương giàn giụa hững hờ cá bơi
Hận đời ngắn ngủi chơi vơi
Từng thu héo úa tả tơi lá vàng

Lục Bát Tâm Tư Chùm Số 323


Bốn Mùa Sầu Tang
cảm xúc nhạc Trúc Phương

Chiều hôm em đến nhà chơi
Hai bàn tay trắng nụ cười cũng không
Hai mươi tuổi bước qua sông
Thuyền ai ván đóng má hồng phôi pha

Lục Bát Tâm Tư Chùm Số 322


Lời Ru Ngọt Ngào
cảm xúc bản nhạc của Mặc Thế Nhân

Ru em giấc ngủ ngọt ngào
Quê hương yêu dấu dạt dào tình ca
Chan hòa ánh mắt kiêu sa
Cánh cò bay lả đồng ta lúa vàng

Lục Bát Tâm Tư Chùm Số 321


Nửa Đêm
cảm hứng với Hiền Châu

Nửa đêm động đậy tấm rèm
Dòm song he hé thòm thèm Hằng Nga
Có nàng băng tuyết ngọc ngà
Nửa mơ nửa tỉnh thiết tha đợi chờ

Thất Ngôn Bát Cú Chùm 76


Can Đảm Thật
Họa thơ Vịnh Bọ Lạp

Chúng bắt ông rồi thật quá tay
Già mồm chửi đảng thảm buồn thay
Hiên ngang chính trực đầu quân tử
Chống trọi gian tà mặt lưỡi phay
Thục nữ thuyền quyên ai biết đến
Anh hùng chiến sĩ kẻ nào bay
Quê choa can đảm chơi còng sắt
Ngục tối đùa vui với sợi đay

Chùm Thơ Tình Dài Số 273


Ve Sầu Hoa Phượng Rơi
cảm xúc nhạc Mai Châu & Hoàng Oanh: Ve Gọi Tiếng Hè

Phượng rơi hè phố bâng khuâng
Ve sầu rả rích mấy tầng không gian
Hè về ne cộ khóc than
Gái trai nức nở nồng nàn nhớ thương

Thơ Tình Chùm Số 1.105


Duyên Thơ Hội Ngộ
cảm hứng với Hiền Châu: Anh Đã Quên Em

Thiếp nhớ thương chàng khắc khoải chờ
Thiên thu hoài cảm viết thành thơ
Trang Sinh hóa bướm nào ly biệt
Thuyền ái bâng khuâng sóng vỗ bờ

Thơ Tình Chùm Số 1104


Trái Tim Thổn Thức
cảm xúc bản nhạc của Phố Thu & Tuấn Hải

Tôi người lính chiến đồn xa
Chập chùng biển cả quan hà mù sương
Trăng tuần xao xuyến vấn vương
Nụ hôn em gái hậu phương thuở nào

Thơ Tình Chùm Số 1103


Dã Từ Ân Ái 
cảm xúc nhạc của Mạnh Phát

Thì thào hoa nở về đêm
Đường mây cuối nẻo êm đềm ánh trăng
Phong ba khao khát dịu dàng
Tang bồng nếm trải mơ màng ái ân

Thơ Tình Chùm Số 1.102


Lỡ Một Cuộc Tình
cảm xúc bản nhạc của Thanh Sơn

Chuyện tôi kể có cô thiếu nữ
Bến sông quê tư lự chèo đò
Ngẩn ngơ tăm cá bóng cò
Chờ người khách ấy dặn dò năm xưa…

Thơ Tình Chùm Số 1.101


Kiếp Phận Hồng Nhan
họa thơ Phi Anh: Cảm Tác

Mai trúc ngẩn ngơ hội gió mây
Mâm vàng chênh chếch mé hiên tây
Liễu xanh cánh hạc sầu nhân thế
Tuyết trắng đằng vân khóc cỏ cây
Vắt vẻo kìa ai nằm sõng sượt
Thẫn thờ non biếc tựa nơi đây
Khách thơ mấy kẻ còn chăng tá
Kiếp phận hồng nhan bạc thế này!

CHƯƠNG II. Tôi Đã Hiểu Chuyện (1)


Truyện kể của Lu Hà phần 1

Thiết tưởng cũng nên vài nét về ông bà nội của tôi. Bà tôi dáng người dong dỏng cao, thời con gái có thể xếp vào loại chân dài, dáng vẻ phúc hậu, có trí nhớ rất dai và hay kể chuyện, bà hay bảo tôi nhổ tóc sâu và khi bà chải tóc ra mớ tóc rối nào thì bà cuộn lại nhét vào cái hốc gỗ sát ván bên trái bếp, bà thường cho tôi tiền thưởng để mua kẹo, thường là 5 xu một công. Số tóc sâu, tóc rối tôi thường gom của bà, của mẹ hay của cô, tôi đều giữ lại một mình tôi hưởng hết, mỗi khi có ông có bà hàng kẹo kéo đi ngang qua rao lông gà lông vịt tóc rối đổi lấy kẹo đi. Tôi lại hớn hở mang ra cả đống ra đổi lấy kẹo. Họ thu gom những thứ của nợ ấy làm gì tôi cũng chẳng cần biết, miễn có kẹo kéo ăn là được rồi. Sau này lớn lên tôi biết lông gà lông vịt để nhồi vào làm gối, nhưng mớ tóc rối nham nhở đen trắng lẫn lộn để làm gì thì đến bây giờ đã là một lão phu rồi mà tôi cũng chẳng biết. Không lẽ lại làm gối, làm gấu bông búp bê…? Dành cho một ngành công nghiệp, hay thủ công chế biến nào tôi cũng đành chịu không thể nào hiểu nổi.

Ông tôi dáng người quắc thước da dẻ hồng hào, trông như một võ tướng, da mặt căng không có nếp nhăn trên trán hay đuôi khóe mắt. Nhưng ông tôi không biết võ mà chỉ biết văn thôi. Có một tay cao thủ võ lâm bị án oan có nhờ ông tôi biện lý cho trước phủ đường, quan huyện vốn dĩ cũng là bạn văn chương thấy ông tôi nói có lý nên tha bổng tay này. Để tạ ơn ông tôi ngỏ ý muốn truyền võ nghệ cho, nhưng ông tôi cười thấy anh hàm oan nên tôi cãi lý cho. Người quân tử đọc sách thánh hiền giữa đường gặp chuyện bất bình lẽ nào không cứu giúp. Thôi anh về chăm chỉ làm ăn tử tế nuôi vợ nuôi con đàng hoàng là coi như anh đã trả ơn tôi rồi.

Có lần tôi hỏi ông ơi! Sống được như ông ngót 70 tuổi gọi là thọ rồi ông nhỉ? Ông chỉ thở dài: Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục.
-Thế nghĩa là gì hở ông?
Ông bảo: Càng sống lâu chỉ thấy nhục mà thôi.
-Tôi không hiểu lắm ông còn có nỗi nhục gì? Và tôi cũng không hỏi thêm nữa.

Tôi còn nhớ khi mẹ con tôi dời bỏ ngôi nhà tranh ớ xóm 2 về ở với ông bà, thì có phong trào tổ đối công. Làng tôi lúc đó trù phú no đủ lắm. Ngày hội ngày tết thật là nhộn nhịp, có đủ các trò chơi như đua xe đạp, leo cột mỡ, đánh đu, đánh tổ tôm, diễn kịch, chiếu phim. Tôi được xem các bộ phim như Tôn Ngộ Không 3 lần đánh Bạch Cốt Tinh, Thượng Cam Lĩnh, Điện Biên Phủ, phim chí nguyện quân Trung Hoa giúp Triều Tiên kháng Mỹ,  phim thời sự về một công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải gì đó, thủ tướng Phạm Văn Đồng bổ nhát cuốc đầu tiên….Thật là háo hức ngay từ buổi chiều đầu tiên loa phóng thanh đã oang oang: A lô A Lô, thưa toàn thể đồng bào trong toàn xã Minh Tân, hôm nay đội chiếu bóng 211 sẽ về phục vụ đồng bào bộ phim dài 3 đêm liền Tôn Ngộ Không 3 lần đánh Bạch Cốt Tinh. Tôn Ngộ Không là một người anh hùng nông dân áo vải, đã dũng cảm kiên cường đánh bại tất cả bọn yêu ma quỷ quái địa chủ cường hào ác bá. Tôn Ngộ Không có hai người anh em cùng giai cấp là Chư Bát Giới và Xa Tăng đi bảo vệ thày Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh…
Buổi chiều tôi ăn rất ít, bà bảo cứ ăn no đi, rồi bà cho theo cô mày đi xem phim, vé vào cứa là 5 xu, trẻ em không phải mất tiền, cho nên khi qua cứa soát vé tôi sợ không qua lọt cố tình hạ thấp mình bé xuống cho chắc ăn.

Tôi thích nhất vào những ngày tết nguyên đán. Sáng mồng 1 tết, Tôi được cô dì chú bác phát vốn cho được rất nhiều tiền xu, tôi xâu vào cái dây đeo tòng teng ở cổ có ý khoe tôi giàu có lắm tiền. Tiền giấy tôi bỏ vào túi quần ka ki, may mắn được 1 đồng là quý lắm rồi. Đêm 30 nấu bánh trưng, sáng mồng 1 đốt pháo xong, ông tôi quần the đầu đội khăn xếp chắp tay khấn vái, tôi thấy ông tôi miệng lẩm bẩm cái gì nghe không rõ, rồi 3 mâm cỗ được dọn lên khói hương nghi ngút bảo để cúng cụ. Ông bảo tôi cầm cái quạt phe phẩy đuổi ruồi, sẵn đấy tôi nhón tim gan gà ăn sạch. Khi vào tiệc không thấy tim gan gà đâu để giã rượu, ông cười bảo thì ra con gà này nó không có tim gan…

Ngày mùa lúa từ ngoài đồng nườm nượp gánh về chất đầy góc sân, tôi như con chim sơn ca chạy nhảy lăn lên nằm trên đống rơm rạ và học tết đầu gà. Chả may một hạt thóc bay vào mắt khóc thét lên, các cô các chú cuống cuồng cả lên, mẹ tôi ôm con sợ lắm có người bảo dùng cái búp tre non khều ra, và may mắn lấy ra được. Thật là một cơn kinh hoàng cho cả nhà.

Khi vào lớp vỡ lòng và lớp 1 thì mỗi học sinh phải nộp một tờ khai do bố mẹ ghi laị: là gia đình đã nạp đơn vào hợp tác xã hay chưa?
Tôi nhớ bọn trẻ phải đồng thanh hát: Hợp tác xã a là nhà của em. Hợp tác xã như một đại gia đình, tình giai cấp mến yêu chan hòa. A la la lá la là la….

Rồi sau đó làng quê tôi dần dần đuối dần, tối đến họp bình công điểm tranh cãi nhau như mổ bò, hàng năm hết cả hội hè. Bà tôi có mấy buồng chuối khi còn còn xanh non người ta đã đến ghi sổ, dặn là khi chuối sắp chín phải để bán chuối nghĩa vụ, cấm không được cắt xuống ăn. Lợn nghĩa vụ, gà nghĩa vụ, cái gì cũng nghĩa vụ. Tôi không hiểu sao mà lắm nghĩa vụ thế ?

Ông tôi đã cao tuổi không ở làng làm ruộng mà thường vào các huyện miền núi làm nhà cứa cho người các dân tộc. Cánh thợ cụ quản T nổi tiếng nhất vùng, ông tôi thiết kế bản vẽ, cầm cân nảy mực. Nghe nói ông tôi được trả 10 đồng cụ mượt một công, thợ cả 5 đồng một công, còn các thợ khác theo khả năng là 3 đồng, hay thấp nhất là 1 đồng.

Tôi nhớ ông lắm, mới bảo bà: Sao mãi chẳng thấy ông về
-Bà cười hỏi: Tháng trước ông mày còn ở nhà mà bây giờ đã nhớ thế à
-Tôi mới nói: cháu chỉ mong ông về để có thịt gà ăn.

Mỗi khi ông tôi về lại chi tiền cho bà hay cô tôi đi chợ mua gà cá rau củ về cả nhà cùng ăn. Nếu có cụ nào ghé chơi, ông mời cùng ăn để ông đọc thơ, mà toàn thơ bằng chữ Hán, rồi ông cười ha hả tỏ ý tâm đắc lắm, cụ già kia có hiểu hay không, ông cũng không quan tâm.

Tính ông tôi vui và rất khôi hài ông kể chuyện một con mẹ dân tộc xấu xí tằng tịu với một tay  hàng xóm chột mắt quá bụa tên là Lò A Sung. Tụi công an xã, dân quân du kích cả đám nó vây bắt, trói gô cánh khuỷu cả hai giải lên ủy ban. Chị ta giật phăng mấy cái cúc áo, lòi cả vú ra; cứ vỗ phành phạch vào bụng vào háng của mình vãi cả nước ra, lớn tiếng bảo: Những thứ này là của tao chứ có phải của ủy ban đâu mà đòi bắt tao? Tao cho ủy ban thì ủy ban được hưởng, tao cho thằng Sung thì thằng Sung nó được hưởng.

Cả nhà ôm bụng mà cười rũ rượi. Đọc thơ hay kể chuyên xong ông tôi mới chống đũa nhìn vào đĩa thịt gà, cá rán thì đàn cháu háu ăn của ông đã ăn sạch sành sanh từ lúc nào rồi, chỉ con trơ ra mấy khúc xương. Nhưng ông rất vui lại cười ha hả: Thì cháu ông ăn chứ ai ăn đâu.

9.6.2019 Lu Hà












Tuổi Âú Thơ (7)


Truyện kể của Lu Hà phần 7

Những ngày ở trại trẻ Phú Xuyên Hà Tây đối với tôi là một địa ngục trần gian đày đọa trẻ con chứ có hay ho gì? Bố tôi là một sĩ quan quân đội, là thủ trưởng của một đơn vị hàng ngày có lính tráng cung phụng hầu hạ nịnh bợ làm sao mà bố tôi có thể thấu hiểu hết nỗi khổ của anh em tôi? Bố tôi còn cho tôi chỉ là đứa trẻ cứng đầu cứng cổ không biết nghe lời dạy bảo, bố tôi không coi trọng những suy tư lập luận trẻ thơ của tôi ra gì. Bố cứ ở đâu có đảng thì mọi sự tốt lành cả. Đảng nào đủ sức và có thời gian để quan tâm đến các cháu nhỏ của một công ty vệ sinh, chuyên làm các việc lao công đổ thùng, khuân rác? Anh em chúng tôi đúng ra phải đi theo tiêu chuẩn con cái cán bộ trung cấp và cao cấp bên quân đội, sao lại lạc vào trại trẻ Phú Xuyên?

Thư Gửi Bác Sĩ B.K


Kính thưa bác sĩ, tôi rất vui khi được bác sĩ gia đình của chúng tôi đã gửi con gái tôi tới ông, để ông tiếp tục điều trị. Vì phòng mạch của ông ở ngay thị trấn, có thể đi bộ từ nhà đến chỗ ông thật là tuyệt vời, tiết kiệm thời gian và xăng nhớt nếu phải dùng ô tô.

Thưa ông bệnh của con gái tôi mà người Việt Nam chúng tôi gọi là bệnh trầm cảm, một dạng tâm bệnh, bệnh về tâm hồn và trí não thì người bác sĩ ngoài việc đo mạch, thử máu ra còn phải hiểu bệnh nhân nghĩ gì lo gì buồn gì khổ gì? Những cái này không phải dễ dàng mà biết được, nếu hỏi chuyện trực tiếp bệnh nhân, thì chỉ toàn nghe những lời dối trá bịa đặt theo trí tưởng tượng hoang đường. Bác sĩ phải làm việc với thân nhân của gia đình. Tôi rất hiểu con gái tôi, tôi nuôi nấng cưng chiều nó từ bé, tôi chạy đôn chạy tháo đưa nó đi bệnh viện mắt, để chữa bệnh lác cho nó. Tôi biết nó bị di truyền căn bệnh hen xuyễn của tôi, cả cuộc đời nó phải chiến đấu với căn bệnh khó thở này, tôi cho nó đi học nhạc, học đàn ghi ta. Nó mang một nửa trí thông minh của tôi và một nửa những cảm xúc yếu đuối của mẹ nó.

Lương Y Kiêm Từ Mẫu


(Thư cầu cứu của một người cha, chuyển dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt)

Kính gửi ông bác sĩ med. S.B. Bác sĩ của gia đình tôi
Tôi đang viết thư này tới ông và nhóm y tế của ông. Tôi cần lời khuyên của ông. Tôi là ông Lu Hà

Gia đình tôi đến từ Đông Đức có 3 người con, con gái tôi  L. S sinh ra ở Tây Đức, nó  là một cô gái tốt, học sinh viên giỏi từ thời trung học và đang học tại Đại học Basel, và Freiburg. Đầu tiên là kỹ thuật Nano sau đó là hóa học.
Tuy đang bận rộn nghiên cứu khoa học, cháu vẫn tìm việc làm thêm, để kiếm chút tiền còm, cháu muốn có mọi thứ. Bên nước chúng tôi gọi là tham sân si. Tham có học vấn danh hiệu, lại tham có tiền, tất nhiên sẽ  sinh ra nóng giận và ngu muội.

Vỡ Mộng


(Truyện Ngắn của Lu Hà)

Tôi được sinh ra ở thế gian này, nhưng cuộc đời tôi đầy cay đắng xót xa, tôi luôn gặp phải những tai ương bất hạnh do lũ người hèn mọn đểu cáng, tiểu nhân, bất tài vì lý do này lý do nọ mà muốn cản trở bước chân tôi đi, dập tắt ngọn lửa lòng khao khát tri thức, trí tuệ, khát vọng về một tương lai xán lạn, để tôi phải dời bỏ quê hương Việt Nam yêu dấu, sang cộng hòa dân chủ Đức học nghề rồi làm lao nô, rồi lại hành hương di cư sang Tây Đức để an cư lạc nghiệp. Từ nhỏ tôi mang nhiều hoài vọng, mơ mộng mình sẽ là nhà toán học, vật lý hay hóa học. Mình sẽ thăng tiến bay cao trên con đường cử nghiệp. Nhưng than ôi ! Thượng đế không thương xót tôi, ngài đày đọa tôi phải làm thơ và viết văn.

Tuổi Âú Thơ (6)


Truyện kể của Lu Hà phần 6

Tôi biết bố tôi là một người cộng sản mẫn cán rất trung thành với chủ nghĩa Mác Lê, Mao Trạch Đông, bố tôi từng sang Tàu học, nhưng con đường binh nghiệp của bố tôi vẫn cứ lao đao lận đận, bạn bè cùng cấp hay thuộc cấp thời vệ quốc đoàn đều là cán bộ cao cấp hay tướng lãnh cả nhưng bố tôi cứ cậm cạch mãi là cán bộ trung cấp. Từng là chủ nhiệm chính trị trung đoàn, lúc nào bố tôi cũng lý luận: Vật chất có trước, ý thức có sau, tồn tại xã hội quyết định ý thức tư tưởng con người. Nói thật lòng với số kiến thức triết học chính trị của bố tôi mà so sánh với tôi bây giờ còn kém xa lắm. Tôi chẳng phải là cán bộ cán bẹt chi hết, giáo sư, tiến sĩ, cử nhân chi hết chỉ là một người công nhân lao động bình thường và nay đã nghỉ hưu trí. Gía như bố tôi sinh ra ở miền Nam theo quân đội ông Diệm ông Thiệu thì con đường binh nghiệp của bố tôi chắc sẽ sán lạn hơn. Bố tôi thật là khổ sở điêu đứng cứ mỗi kỳ xét duyệt đề bạt thăng chức thăng quân hàm thì bị cấp trên hãm lại vì có hơi hám thành phần địa chủ, tuy sau cải cách có giảm xuống là thành phần trung nông. Cứ phải là bần nông cốt cán, khố rách áo ôm, ăn mày ăn xin, làm mõ làm thằng ở người ta mới ưu ái nâng đỡ trọng dụng.

Tuổi Ấu Thơ (5)


Truyện kể của Lu Hà phần 5

Truyện tôi mới 6 tuổi cháu đích tôn ông Đồ nổi tiếng hay chữ nhất làng, nền nếp giáo huấn theo đạo Khổng Mạnh lúc nào cũng nhân nghĩa lễ trí tín, công dung ngôn hạnh lại đánh một đứa trẻ lớn gấp đôi gãy chân loan tin khắp làng và các vùng lân cận. Một đồn mười, mười đồn trăm, trăm đồn nghìn. Ại cũng bảo tôi ngỗ nghịch được ông bà nuông chiều quá mức nên hỗn láo khó dạy bảo.