Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2019

Thơ Tình Chùm Số 1110


Bài Thương Ca Muôn Thuở
cảm xúc nhạc Lê Dinh: Bài Hát Này Cho Em

Bài thương ca muôn thuở
Rừng núi chốn hoang vu
Nức nở bao lời ru
Từ ngàn xưa vọng lại

Thơ Tình Chùm Số 1109


Em Về Bên Đó Mà Vui
cảm xúc nhạc Phúc Trường: Chuyến Xe Cuối Cùng

Tần ngần em bước lên xe
Tới miền xứ lạ màn the rượu hồng
Con đường xa tít mênh mông
Dập dìu bướm trắng cánh đồng cỏ hoa

Thơ Tình Chùm Số 1.108


Anh Sẽ Trở Về
cảm xúc bản nhạc của Mai Châu: Một Người Đi

Chiều mưa gió đường trơn lầy lội
Dòng sông sầu lần cuối vắng teo
Hàng tre bụi dứa hắt heo
Dây leo cỏ dại xóm nghèo chơi vơi

Thơ Tình Chùm Số 1107



Để Tang Cho Tình
cảm xúc bài hát của Lam Phương

Tình yêu đã chết lâu rồi
Mùa đông năm ấy xa xôi cuối trời
Chiều nay lã chã mưa rơi
Con chim lẻ bạn chơi vơi nẻo nào?

Thơ Tình Chùm Số 1106


Ngẩn Ngơ Thế Này
Cảm động khi nghe Hiền Châu hát

Nàng là tiên nữ giáng sinh
Yếm hồng bướm trắng rung rinh ghẹo người
Tôi nghe nàng hát ra lời
Ái ân muôn thuở lả lơi nồng nàn

Lu Hà Và Lê Ngọc Hân

Sầu Ly Ai Oán
Trường ca cảm thán nàng Lê Ngọc Hân: Ai Tư Vãn


Ai Tư Vãn, tiếng khóc than
Điếu văn Hoàng Hậu ngút ngàn khổ đau
Trải qua đại nạn bể dâu
Xe rồng hun hút dãi dầu khói hương

Lăn Lộn Trường Tình (2)


Truyện dài của Lu Hà phần 2

Con người ta sống không thể không có tình yêu, đỉnh cao của tình yêu là khoái cảm xác thịt nhục dục sau mới đến lý trí. Có người phụ nữ nói thẳng với tôi trên mạng Facebook: Nghe anh nói chuyện sao mà dâm đãng bệnh hoạn vô cùng. Nhưng lạ thay chỉ có một người nói với tôi như vậy, còn đa số lại thích nghe tôi viết văn tả cảnh thác loạn tục tĩu riêng tư với họ. Họ mê man sung sướng rất hạnh phúc nghe một thi sĩ tình thơ kiêm văn sĩ tả cảnh làm tình bằng trỉ tưởng tượng phong phú như vậy như một đặc ân của tạo hoá ban tặng riêng cho họ một cách phiêu linh thầm kín có thanh có tục một cách hài hòa thú vị hấp dẫn vô cùng.

CHƯƠNG IX. Lăn Lộn Trường Tình (1)


Truyện dài của Lu Hà phần 1

Số tôi sinh ra là để long đong lận đận trên trường đời và trường tình. Đời tôi là một chuỗi dài tắm bằng nước mắt của đàn bà. Bố tôi đã giới thiệu nàng cho tôi, chị gái và anh rể cũng muốn vun đắp cho mầm xanh ái tình của tôi và nàng nảy nở. M quả là đẹp thật từ khi sinh ra tôi chưa thấy cô gái nào đẹp như nàng. Nàng có khuân mặt hao hao giống N nhưng nàng trắng trẻo hồng hào toàn thân ngồn ngộn tràn trề nhựa sống hơn N. Người con gái ngaỳ xưa ở bên Đức da ngăm đen, sau vài tháng lại trở nên vàng ệch và tôi đã ngao ngán lặng lẽ bỏ đi không thèm ngoảnh mặt lại nhìn và tôi coi như gái có chồng là thứ không thể xài lại được nữa, dù cho là có xài tạm trong những lúc trái gió trở trời cũng xin miễn cho.

Trở Về Việt Nam (5)


Truyện dài của Lu Hà phần 5

Mong mỏi thấp thỏm mãi cuối cùng chiếc hòm cũng về tới Việt Nam, tàu chở hàng từ cảng Rostock đã cập bến Hải Phòng. Nhận được giấy báo tôi đến ngay nhà thằng Cường có biệt danh là Cường bú tủm. May quá anh trai nó làm nghề lái xe tải. Đúng hẹn hai anh em nó chở bố con tôi đi Hải Phòng. Sau khi làm thủ tục giấy tờ giao nhận hàng xong, chiếc hòm dùng búa dìu bổ ra. Hàng của ai người ấy hối hả bốc lên xe. Số gỗ tôi cho anh em nhà thằng Cường hết, muốn bán đi hay mang về tùy ý.

Trở Về Việt Nam (4)


Truyện dài của Lu Hà phần 4

Trở về Việt Nam bỗng dưng tôi được phong lên một bậc giai cấp, trong lúc Việt Nam bị Hoa Kỳ cấm vận, đàn anh Liên Xô bị sa lầy tại chiến trường Afganistan ở trung nam Á, bị kiệt quệ trong cuộc chạy đua chiến tranh giữa các vì sao với ông Ronald Reagan chỉ còn đủ sức tắc tế cứu đói cho Việt Nam bằng những hạt bo bo vốn cho gia súc ăn. Đàn em Việt Nam cũng bị sa lầy ở Căm Pu Chia, dù cho có diệt được Khơ Me Đỏ con đẻ của Tàu, có vơ vét được hàng tấn vàng, rồi cũng phải nộp lại cho đại ca Nga Ba La Tư, lại bị Đặng Tiểu Bình trở mặt dạy cho một bài học, nền kinh tế bao cấp đang thoi thóp chết dần. Tôi ở Đông Đức mới về coi như mình tự lên một bậc giai cấp. Tôi từ một ngã nhà quê ba linh thôn chuyên mặc quần thắt dải dút trễ rốn bỗng thoắt trở thành một con người hào hoa phong nhã.

Trở Về Việt Nam (3)


Truyện dài của Lu Hà phần 3

Thằng em họ con bà cô ruột tôi đúng là lưng dài vai rộng, nó cao to vạm vỡ quá, chả bù cho bố nó ngày xưa nhỏ con tí xíu. Nó gồng lưng bắp thịt nổi lên cuồn cuộn đèo tôi trên gác ba ga, tôi cũng nặng gần 60 kg, cộng thêm cái va ly 30 kg với cái túi đeo ở cổ mà xe đạp không bị nổ lốp mới lạ? Thằng em này cũng ngót 70 kg. Vậy tổng cộng cái xe đạp thống nhất tàng tàng khổ hạnh phải chở khoảng 60+70+30=160 kg, ấy là tôi không tính thêm cái túi vải đeo ở cổ cho tròn số. Dọc đường nó cứ kể lể thằng B em trai thứ ba của tôi đã vào đại học bách khoa, nay đã to lớn đen thui như Chử Đồng Tử, vạm vỡ như một lực sĩ. Còn thằng thứ hai trắng trẻo giống mẹ thì đi bộ đội, thằng út đang học lớp 7 ở nhà vớt bèo nuôi lợn…

Trở Về Việt Nam (2)


Truyện dài của Lu Hà phần 2

Hình như tôi còn có nhiều duyên phận với căn nhà ở thị trấn Pirna nơi mà bà mẹ và cô em gái nhỏ hay sao? Thiên Chúa đã mách bảo tôi phải gắn bó với họ như trong một gia đình. Phải chăng Ngài đã chọn con làm con rể tương lai cho một dân tộc đã từng chịu nhiều đau khổ, đầy máu và nước mắt trên thế gian này. Tôi có linh cảm như vậy vì thấy họ gần gũi quá đỗi, nhưng không thể nào lý giải nổi hiện tượng tâm linh thần thánh này? Nên những ngày sắp sứa chia ly xa cách tôi thường hay ghi âm những buối trò chuyện với bà mẹ và cô em gái nhỏ…

CHƯƠNG VIII. Trở Về Việt Nam (1)


Truyện dài của Lu Hà phần 1

Thời hạn học nghề hóa chất dẻo này của tôi là 3 năm, nhưng do tình hình chiến tranh biên giới, giao thông đường sắt bị ứ tắc. Nhà nước Việt Nam bị Tàu cộng nện cho một đòn bất ngờ choáng váng, tí nữa là mất phăng teo luôn cả Hà Nội. Quân đội Liên Xô áp sát biên giới Trung – Nga vả lại Đặng Tiểu Bình như đã thỏa thuận với Hoa Kỳ chỉ dạy cho Việt Nam một bài học.

Mùa Xuân Hy Vọng (5)


Truyện dài của Lu Hà phần 5

Căn nhà hai mẹ con đang ở do nhà nước cộng sản phân phối theo tôi là khá rộng cho hai người, còn bà ngoại ở riêng thỉnh thoảng mới đến chơi thôi. Có lẽ ngày xưa trước khi Hitler lên nắm quyền bà và cha mẹ còn ở những căn nhà khang trang rộng lớn lắm. Vì ông ngoại cô gái tôi mới quen làm nghề kinh doanh sắt thép. Người chồng có giá thú của bà đã chết từ sớm, để lại cho bà hai người con, một trai và một gái có gốc gác bên Tiệp Khắc nhưng ông cũng không phải người Tiệp mà lại là một sắc tộc nào đó từ Ungarn tức Hung Ga Ri di cư đến từ hàng trăm năm về trước. Còn từ đâu đến Ungarn thì làm sao mà biết được. Khi hồng quân Liên Xô chiếm được Đông Đức có một viên sĩ quan Ivan ve vãn bà ta, vì bà lúc đó có thể gọi là hoa khôi, thuộc giới quý tộc có cửa hàng buôn bán đồ cổ.

Mùa Xuân Hy Vọng (4)


Truyện dài của Lu Hà phần 4

Hàng ngày tôi tập trì thiền tâm đức của Phật, yêu mến môn tập khí công để nâng cao sức khỏe thần trí, nhưng tôi tin tưởng có một Thiên Chúa toàn năng, Thượng Đế tối cao hơn cả Chúa Jeus và Phật Thích Ca. Ngài là ai không hình không tướng mà chỉ cảm thấy có trong tâm hồn tôi, có trong không gian và thời gian. Tồn tại thực sự trong vũ trụ này và tự mình chiêm nghiệm được trên con đường đời đầy khổ đau, bất hạnh, thất bại và thành công, yêu thương, ruồng bỏ và nhục nhã. Những lời dạy của các bậc thánh nhân hiền triết chỉ đáng để tham khảo kiểm nghiệm. Họ thông thái cái này thì họ lại cực kỳ ngu xuẩn ở cái khác. Cuối cùng họ chỉ là những diễn viên quay cuồng khua môi múa mép cho thiên hạ xem về một tấn trò đời mà thôi. Xin hãy đừng mù quáng mà tin lời họ nói, và cũng đừng bỏ ngoài tai những lời họ dạy. Lời nói chỉ có giá trị khi mình áp dụng vào thấy mình an nhiên tự tại, vui vẻ, vô tư sảng khoái thì lời nói đó, lời dạy đó mới có ý nghĩa.

Mùa Xuân Hy Vọng (3)


Truyện dài của Lu Hà phần 3

Mùa xuân là mùa của ong bướm đa tình, là mùa của trời đất giao thoa mà đơm hoa kết trái, là mùa của không gian vũ trụ vạn vật ngân nga bản tình ca muôn thuở. Lu Hà tôi mừng lắm, N đã về nước và cũng khỏi phải nhìn thấy cả những bộ mặt nhớp nhúa tiểu nhân hãm tài nhưng lại tỏ ra kênh kiệu ta đây. Sẵn có đồng tiền kiếm được từ đôi bàn tay lao động chân chính, chỗ 3 đồng, chỗ 4 đồng có khi gặp may còn được người ta còn trả cho 5 đồng Mark một tiếng. Bản bản tính tôi rất tiết kiệm như bà nội tôi, suy tính đắn đo, chứ không phải như loại bán trời không cần văn tự, hay loại thích đua đòi ăn chơi: Bán nhà đổi lấy cuộc say, bán vườn đổi lấy trận cười phá gia.

Mùa Xuân Hy Vọng (2)


Truyện daì của Lu Hà phần 2

Tôi nghĩ từ khi trái đất này có loài người, ngoài việc ăn uống hít thở khí trời họ được dạy dỗ bởi tâm đức và nhân đức. Tâm đức tuyệt đối chỉ có bởi Chúa Trời và Phật Thích Ca. Còn nhân đức do con người tạo ra. Khổng Tử là người thế nào? Thì hai nghìn năm nay ai cũng bảo là người đức cao trọng vọng. Ông Hồ Chí Minh và ông Mao Trạch Đông là người thế nào? Một nhóm người bảo là rất nhân đức. Hịtler là người thế nào? Thì cũng có nhiều người bảo nhân đức. Vậy cái nhân đức này chỉ đúng với nhóm người này nhưng lại là thất đức, ác đức là tội ác với nhóm người kia. Vậy con người có tâm đức hay không? Hay chỉ toàn là nhân đức thôi? Có chứ cái tâm đức đó tự nằm sâu thăm thẳm trong đáy lòng, trong trái tim mỗi người chúng ta. Chỉ tự cảm nhận mà có thôi, không ai có thể bày bán, hay khoe ra được. Cái tâm đức tuyệt đối chỉ có được nói như ông Mạnh Tử là nhân chi sơ tính bản thiện, tức là chỉ có được từ một đứa trẻ mới sinh ra. Vậy cưỡng bức cả thiên hạ hay con dân một nước học tập nhân đức của một người có phải là một trò hề trí trá không?

CHƯƠNG VII. Mùa Xuân Hy Vọng (1)


Truyện dài của Lu Hà phần 1

N đã về nước, tụi chó đẻ thằng Linh, con Vượng, con Phúc đã về nước, bọn tiểu yêu trong lớp tôi và lớp thằng Hải như rắn mất đầu. Không còn đứa nào muốn tuyên truyền xỉ nhục đấu tố tôi để cô lập tôi với đám công nhân Đức trong nhà máy nữa. Một màn đêm u ám đã xua tan, những đám mây xám xịt đểu giả khốn nạn tiểu nhân bần tiện cũng tiêu tan. N về nước tâm hồn tôi tràn trề hạnh phúc, trái tim tôi hồn thơ tôi lai láng thiết tha, tấm lòng tôi lại rộng mở sảng khoái với tha nhân. Những ngày cuối cùng N dồn dập tấn công tôi với cái trò ái tình câm lặng ở trong bếp, một tình yêu nham nhở chó cắn mèo cào dền dứ với củ khoai hà. Một tình yêu hấp hối giãy chết cũng vĩnh viễn chấm dứt. Tôi cũng có làm thơ để ghi lại tâm trạng khó chịu của mình. Nhưng để tránh cho văn phạm khỏi chồng chéo tôi đã viết riêng ra thành những chuyên mục luận về tình yêu. Ngày cuối cùng khi tất cả lũ lượt lên xe, nhưng N vẫn chạy nhanh tới bếp cố gắng trang điểm son phấn thật lộng lẫy như một diễn viên sắp lên sân khấu, N muốn chào từ biệt tôi nhưng không biết mở miệng nói thế nào, nhớn nhác nhìn quanh. N muốn ghi lại một hình ảnh một ký ức cho tôi như đánh sổ số vậy? Hy vọng sau này trở về Việt Nam tôi còn nhớ tới N. Tôi buộc phải chú ý quan sát, con mắt tôi lộ vẻ hiếu kỳ tò mò và vẫn là im lặng…

Thực Tế Trước Mắt (6)


Truyện dài của Lu Hà phần 6

Cư xá ngày càng trở nên đông đúc, có một lớp con gái Mông Cổ về ở, không nhớ học nghề gì và một lớp các anh em bộ đội xuất ngũ, phục viên khá cao tuổi sang học nghề thợ tiện. Các chú bộ đội tỏ ra rất thích thú các cô gái Mông Cổ. Phải thừa nhận ngồi bên cạnh các cô trong những đêm liên hoan tôi thấy toàn mùi thịt cừu hơi hôi hôi. Có lẽ vì sống trên đồng cỏ thảo mông sa mạc toàn ăn thịt cừu uống sữa dê nên tuyến mồ hôi các cô ấy toàn mùi cừu dê chăng? Không hiểu ngày xưa Thành Cát Tư Hãn, các vị vương phi hoàng hậu có mùi hôi như thế không nhỉ ?

Thực Tế Trước Mắt (5)


Truyện dài của Lu Hà phần 5

Truyện giờ kể tới thằng Phúc điên. Thật ra khi mới sang Đức nó chẳng điên loạn gì, nó to béo như một con trâu mộng. Chỉ vào một buổi sáng, khi nó nhận được thư nhà, biết tin hoàn cảnh gia đình nhà nó rất nghèo khổ thê lương, tang tóc luôn bị đói ăn thiếu mặc. Nó thấy xung quanh nó đa số đều là con ông cháu cha, đứa nào cũng có một vị thần hộ mệnh có bố là tùy viên quân sự  ở các nước như Tàu, Nga, Pháp, Đức, hay là bí thư các quận, viện trưởng viện kiểm sát thành phố Hà Nội. Đứa nào mặt cũng sưng lên vênh vênh váo váo kiêu ngạo khinh người ra mặt vì có bố làm quan to. Nên thằng Phúc này chán đời, mới uống một liều thuốc ngủ cho tới khi mọi người phát hiện ra gọi dậy. Thì than ôi hồn bay phách lạc, nó chỉ còn thiêm thiếp thở ra… Mọi người vội hô hoán gọi xe cấp cứu.

Thực Tế Trước Mắt (4)


Truyện dài của Lu Hà phần 4

Qua vụ ẩu đả đó, tôi thấy N nhìn tôi với ánh mắt thiết tha trìu mến, ngưỡng mộ cảm phục, tôi đã cảm nhận được. Nhưng bỗng thằng Nguyên lớp mới về đội thích chụp ảnh bảo với mấy người trong phòng: Muốn chụp ảnh truyền thần cho N, thì anh Liêm già từng là y tá trong quân đội nhận xét: Con N này có khuân mặt đẹp, nhưng người có nước da chì như vậy chắc hẳn trong người tiềm ẩn một thứ bệnh. Tôi nghe như vậy thấy rùng mình sởn cả da gà. Thôi đúng rồi dạo này thấy cô ấy hay đi khám bệnh, nghỉ ở nhà luôn, bỗng nhiên da chì, da vàng có thể bị bệnh gan hay suy thận. Căn bệnh này từ đâu? Có thể bị nhiễm chất độc hóa học trong nhà máy, có thể bị lây nhiễm bởi chính anh chàng còm làm nghề lột da, chọc tiết thú vật của cô ta. Trong khi hành nghề ba toa đồ tể do sơ ý bị vi trùng từ máu bò dê cừu lợn nhiễm vào một vết xây sát nào đó trên da, nên anh ta bị bệnh gan?

Dư Luận Viên Quậy Phá Niềm Tin Tôn Giáo


Chết cười hiện nay ở Việt Nam có hiện tượng đám hồng vệ binh và các dư luận viên ồ ạt tấn công các Tôn Giáo. Chúng đánh phá nặng nhất vào Ki- Tô giáo. Đám Thái Ngọc Nhiên mang cả súng ống dao phay mã tấu lựu đạn tới khủng bố Cha đạo Nguyễn Duy Tân, ở tỉnh Đồng Nai. Ở Hà Nội có công an bảo kê một quán bar công khai trình diễn các màn khỏa thân, đeo thánh giá vào vùng hạ bộ, âm hộ để xỉ nhục các Cha Linh Mục và các Nữ Tu Sĩ

Bàn Với Triết Gia Paul Nguyễn Hoàng Đức Về Sự Phân Biệt Giữa Khoe Khoang Và Giá Trị


( Bàn về “Cái ‘tôi’ của người Việt. (Từ Thức) trên trang của nhà thơ Hoàng Liên Sơn)

Paul Nguyễn Hoàng Đức

Khi đọc bài này, và comment của nhiều người, tôi thấy cần viết bài để xác định cùng nhau cho rõ, kẻo đồng – thau lẫn lộn, khiến chúng ta hoang mang không rõ tài – tầm ra sao?!

1- Lời nói đi đôi với việc làm:

Để chắc chắn tiêu trừ sự khoe khoang, phét lác, chúng ta chỉ cần phân biệt, lời nói có đi đôi với việc làm không. Cụ thể kẻ khoe khoang có dám ứng cử rằng: thơ tôi hay nhất làng, nhất xã, hay nhất huyện. Tôi đã gặp rất nhiều người khoe khoang, nhưng không hề dám ứng cử. Khoe vu vơ, chém gió vô tận thì để làm gì?

Bàn Về Văn Hóa Với Paul Nguyễn Hoàng Đức

-Trích lời Paul Nguyễn Hoàng Đức:

“Không có văn hóa, không có cái được gọi là người!” đó là một danh ngôn. Vậy Văn hóa là gì? Chữ “Văn” là Người. Văn hóa là “con người hóa con người”. Nếu không có văn hóa để nâng từ con lên người, thì người mãi mãi chỉ là động vật hoang sơ. Vậy văn hóa là gì? Đây là khái niện để sống làm người, chứ không phải thứ chúng ta đòi chém gió bù lu bù loa, khoe mẽ kiến thức mà lẩn trốn làm người, theo kiểu “mồm miệng đỡ chân tay”.

Bàn Về Tiếng Việt Và Chữ Viết


NGUYẾN TẮC CÓ HỌC CỦA CUỘC SỐNG VÀ NGÔN NGỮ
CHỈ CÁI THỪA MỚI ĐẸP , CÁI CO GIẢM LÀ NGHÈO HÈN VÀ BẦN TIỆN

Paul Nguyễn Hoàng Đức

“Chúng ta đang rộ lên bàn về việc cải cách chữ viết theo lối giản tiện, có thể còn giảm bớt phụ âm hay nguyên âm đi. Ở bài này, vì bàn về nguyên tắc cứng, nên tôi không muốn nêu tên người nọ hay người kia, bởi vì nguyên tắc mang tính công lý phổ quát không cần vấp phải bất cứ cái tên nào mà làm suy giảm tính chuẩn mực “thẳng mực tàu đau lòng thước”?!“

Bàn Về Sự Phong Phú Trong Ngữ Pháp Tiếng Việt


NGÔN NGỮ ĐỨNG NGOÀI NGỮ PHÁP LÀ MA CÀ BÔNG

Paul Nguyễn Hoàng Đức

-“Ngôn ngữ là thành tố quan yếu sinh tử nhất của mọi nền văn hóa. Đến mức, có một tư tưởng gia đã la lên: “Không hiểu con người sáng tạo ra ngôn ngữ hay ngôn ngữ sáng tạo ra con người?!” Có một bằng chứng là: tất cả con người được sinh ra thì sinh sau ngôn ngữ, khi mà mẹ, cha, ông bà, anh chị em, hay hàng xóm đã dùng ngôn ngữ trước hài nhi đó. Không có cuốn sách cổ nào có trước Kinh Thánh. Vậy mà Kinh Thánh gọi Chúa Trời – Người kiến tạo ra vũ trụ là “Đức Chúa Lời”. Tức là Ngài sáng tạo ra thế giới bằn những lời phán truyền của Ngài. Có một nhà tư tưởng hiện đại nói: “Ngôn ngữ quyết định tầm vóc của mỗi người, bởi vì ngôn ngữ của anh ta thế nào thì thế giới của anh ta như thế.” Nhà nông quanh quẩn bờ ruộng nên ngôn ngữ của họ là nước, phân, cần, giống; kỹ sư chế tạo thì nhiều cấu trúc và chi tiết, nhà thiên văn thở ra ngôn ngữ mang ánh sáng các vì sao… Ngôn ngữ chí tử đến mức, người Ả Rập đã khắc trên mọi đền thờ bắt người ta không bao giờ được sao nhãng: “Mực của học giả còn hơn máu kẻ tử đạo”…

Bàn Về Lý Trí Và Dục Vọng Với Triết Gia Paul Nguyễn Hoàng Đức


Bác Paul viết hay lắm. Những lời vàng ngọc của bác tớ xin ghi nhận.
Hớp vội lời văn linh hồn của bác mà sáng tác luôn bài thơ:

Tung Tăng Nhảy Đầm

“Của trời, trời lại lấy đi
Giương đôi mắt ếch làm chi được trời“
Con người sống ở trên đời
Lương tâm trong sạch thảnh thơi hưởng nhàn

Bàn Về Khái Niệm Hạnh Phúc với Triết Gia Paul Nguyễn Hoàng Đức


Bác Paul viết: Hạnh phúc là bùng nổ bản năng hay tiết độ của lý trí? Đối thoại đơn giản mà hay nhất lịch sử biện chứng pháp

Phái nguỵ biện vẫn chưa chịu, Socrate bèn chứng minh bằng hình ảnh, cứ cho rằng, con người như chiếc thùng phi, được ăn lắm uống nhiều tức là đổ càng nhiều nước vào thì càng hạnh phúc, muốn đổ nước nhiều hơn, thì phải phóng dục bằng lạc thú và người ta phải đục càng nhiều lỗ trên chiếc thùng để cho nước vọt ra nhiều hơn, nhanh hơn, khi nước vọt ra càng nhiều thì thùng vơi càng nhanh, và người ta càng có cơ hội đổ nhiều nước vào. Tóm lại, đổ nước vào thùng như đầu vào, đục thủng thừng để nước phọt ra là đầu ra, đầu vào càng mạnh, đầu ra cũng mạnh thì đầu ra càng chảy đầu vào càng đổ được nhiều, đó là chu trình khép kín quay vòng của ăn uống và phóng dục.
Phái nguỵ biện đồng ý với cách ví hình ảnh đó.

Bàn Về Đạo Đức Và Hạnh Phúc Với Triết Gia Paul Nguyễn Hoàng Đức


Mệnh đề đưa ra: “Đạo đức là lý do, hạnh phúc là kết quả“

-Paul Nguyễn Hoàng Đức:

Vào thời Socrate có hai phái chính tranh cãi nhau về hạnh phúc và đạo đức. Phái chủ trương khoái lạc là tối cao được gọi là Epicuriens, phái này quan niệm, đạo đức chỉ là cái thứ yếu. cái chỉ là phương tiện phục vụ cho quyền lợi tối cao của con người là hạnh phúc. Còn phái kia chủ trương đạo đức. Phái này cho rằng:

Bàn Về Bảng Chữ Cái Rỏm Việt Nam Của Bùi Hiền


Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học, là giáo sư tiến sĩ cái con khỉ mốc gì hết. Tôi không phải là nhà thơ, tôi là một thi sĩ. Thi sĩ từ khi lọt lòng mẹ, từ khi cất tiếng khóc oe oe chào đời và được uốn nắn ngoan ngoãn ngủ ngon khi nghe giọng hát ru của bà nội và của mẹ tôi. Nghĩa là từ trong tâm hồn tôi đã có bóng dáng của thần linh, thiên thần biết nói ra những lời của gió của mây, của biển cả, của cuốc kêu khóc mùa đông, ve gọi mùa hè, chim hót chào mùa xuân hoa nở, để làm đẹp lòng thiên Chúa nhờ các vần thơ được nghệ thuật siêu thăng bởi chính tiếng mẹ đẻ, được sợ trợ giúp bởi những ký tự La Tinh tức 29 chữ cái Việt Nam.

Bàn Luận Vài Nét Về Thơ Xuân Diệu


Tương Tư Vương Vấn

Xôn xao ngây ngất nắng trào
Chập chờn hoa lá bướm đào vờn quanh
Ngẩn ngơ trái mọng vườn xanh
Nụ cười chan chưá chân thành ban mai