Sông Nước Quê Hương Tôi
(songnuocquehuongtoi.blogsppot.com)
Tác giả Lu Hà tri ân các bậc Tiền Nhân. Thật may mắn cho cuộc đời thi nhân là tự mình xuất bản thơ văn trên mạng lưới thông tin toàn cầu. Để tránh thơ văn khỏi bị thất lạc nên tôi có gửi cho một vài người bạn thân quen tin tưởng tất cả sáng tác của tôi vào USB theo dạng Textdateien. Xin lưu ý cho: “Lu Hà là nam nhân chứ không phải là nữ nhân”
Tôi cần phải lấy vợ vừa cần vừa phải, cần là cần thiết cho
cuộc đời tôi cho cha mẹ và anh em hai bên nội ngoại, cho tổ quốc Việt Nam, cho
nơi chôn nhau cắt rốn, trả lại cái ân tình của hồn thiêng sông núi đã sinh ra
tôi. Phải là phải đạo, hợp với thời thế hoàn cảnh lúc đó. Nếu không cưới vợ sẽ
nảy sinh ra những tình huống bất ngờ, những chướng ngại vật, những rào cản
chông gai, ngáng bước chân tôi ra đi. Một khi tôi đã quyết tâm dời bỏ đất nước
này, tôi nguyện suốt đời sẽ không quay trở lại nữa. Tuy rằng nỗi niềm khát khao
nhớ thương nơi đã sinh ra mình đau đáu, nhớ mong hàng ngày nhưng lại không dám
về thăm, chỉ là luôn cảm thấy bất an, đi một bước là có kẻ bí mật rình mò theo
dõi, một tai nạn giao thông bất ngờ sảy đến, một ly nước nước dừa một bát phở
có thể bị bỏ thuốc độc thế thì về để làm gì? Một đất nước của ma quỷ bệnh tật
và chết chóc?
Chúng tôi cưới nhau chừng một tháng thì
biết ngay Tuyết Mai đã mãn nguyệt khai hoa, chắc chắn tôi sẽ được làm bố và Tuyết
Mai sẽ thành mẹ. Đúng như khao khát và nguyện vọng cuả cả hai bên. Với Tuyết
Mai mong muốn có con sớm để trả thù người tình cũ là một anh chàng nhà báo đã bỏ
rơi cô ta, vì anh ta đã có vợ và 4 đứa con. Anh ta lừa dối cô ta là trai tân,
ve vãn rồi lòi ra đã có vợ con, còn tôi là trai tân thực sự. Tuyết Mai cũng vì
quá yêu tôi nên muốn có một đứa con để giữ chân tôi, hy vọng hàng tháng tôi sẽ
gửi đồ về chu cấp cho hai mẹ con.Còn
tôi thì thấy Tuyết Mai thuộc dòng dõi mang những tố chất di truyền tốt, tuy rằng
con nhà nòi cộng sản gộc thì đã sao? Tôi thực lòng muốn có con với cô ta để duy
trì nòi giống Việt Nam, con trai hay con gái đều tốt cả, để lại một chút kỷ niệm
hình bóng của tôi cho cha mẹ họ hàng và quê hương, rồi tôi sẽ ra đi mãi mãi
không muốn bao giờ trở lại nữa. Tôi tin rằng suốt cả cuộc đời tôi, và cả khi
tôi đã chết đi đất nước này sẽ vẫn mãi thế thôi, dân vẫn mê muội mọi sự đã có đảng
lo và đảng vẫn cứ lừa dối tuyên truyền phỉnh nịnh lường gạt mãi mãi chừng nào
nước Tàu không có nội loạn và tự tan rã ra từng mảnh nhỏ như thời xuân thu chiến
quốc. Nhưng ở đời ai học được chữ ngờ một nước chủ hầu lệ thuộc quá nặng vào
thiên triều đại Hán vẫn có thể tự chuyển mình tách ra là một nước độc lập có chủ
quyền thực sự như một phép lạ của tạo hóa? Vậy hãy ráng sống chờ xem một phần
trăm của tia hy vọng.
Mới đây tôi có làm một bài thơ trào
phúng về hiện tượng khủng hoảng tinh thần sáng tạo của các văn sĩ Việt Nam. Họ
thật là những kẻ đáng thương, một số ít đã nhận ra sự kìm hãm o bế của hệ thống
guồng máy xã hội, họ muốn được tự do tư tưởng sáng tạo, họ có nhắc tới chí khí,
tiết tháo của Tào Tùng và Đặng Dung là hai nhân vật trong lích sử kẻ sĩ Trung
Hoa.
Đoàn xe hai bánh sầm sập băng qua cầu Long Biên hùng hổ
lao về huyệnLập Thạch thuộc tỉnh Vĩnh
Phú với những mục đích khác nhau. Tôi, Tuyết Mai và chú Thỉnh là đi hỏi vợ, còn
ông Long với cậu đệ tử là đi xem cái bình gốm màu đỏ có vẽ rồng. Gần trưa thì cả
ba chiếc xe máy tới sân nhà mẹ Tuyết Mai, làm cho các cậu dì rất ngạc nhiên?
Thời gian đó tàu xe đi lại rất phiền hà, tôi không ngờ Tuyết
Mai lại nghĩ ra một cách giải quyết hay. Cô ta rủ tôi đi thăm một làng ngoại
thành Hà Nội vì có người trong giới buôn bán đồ cổ cho biết tin địa chỉ nhà ông
Long. Khi tới trước cửa nhà đã thấy hai cái bình gốm to tướng như hai cái cột
đình đặt ngay ngắn họa tiết hoa văn rồng phượng rất đẹp. Ở trên nền hè lát gạch
hoa Bát Tràng mát rượi có ba đứa trẻ con ngồi chơi bài tam cúc. Chúng tô hỏi
thăm bố các em có nhà không? Con chị chừng 13 tuổi bảo anh chị đợi một lát để
em đi gọi bố về. Dưới giàn hoa thiên lý tôi và Tuyết Mai đứng chờ. Khoảng vài
ba phút sau chúng tôi thấy một ông chừng 45 đến 50 tuổi, dáng hình cao lớn vạm
vỡ, bắp thịt nổi lên cuồn cuộn lưỡng quyền cao, để hàng ria con kiến xem ra tỉa
tót rất công phu.
Nếu tôi ở Việt Nam tôi sẽ cưới Hoàn làm vợ, vì với em tôi
còn thấy có thi vị của ái tình, nếu tôi có tham vọng quyền thế muốn leo dần lên
cao thì tôi cưới Tuyết Mai làm vợ. Nhưng tôi lại biết tin mình sẽ quay trở lại Đức,
tôi lại nhớ đến người em gái có mái tóc đen đã cắt đi một bó con con tặng tôi,
gọi là tóc thề. Lúc đó tôi chưa nghĩ tới em là dòng dõi Do Thái. Tôi không muốn
dây dưa với Hoàn để làm khổ em, nhưng Tuyết Mai lại bỏ cả công việc ở viện khoa
học xã hội, để đưa tôi đi chơi, em quyết chiếm đoạt trái tim của tôi? Tôi lại
thấy không dấn tiếp mối tình này khi Tuyết Mai đang khao khát lấy chồng, cắt đứt
nửa chừng sẽ làm Tuyết Mai điên tiết lên phá hỏng chuyến đi sang Đức của tôi? Tuyết
Mai cũng đã từng tự tử vì thất tình đó sao? Nhờ giao du với tôi mà Tuyết Mai
cũng chịu ảnh hướng ý chí muốn sống muốn vươn lên của tôi, luôn mỉm cười nhạo
báng ngạo nghễ với khó khăn bi thương tang tóc thành công và thất bại trên đường
đời. Sẵn sàng đạp bỏ bức tường cũ để xây dựng lại bức tường mới miễn là mình
luôn khỏe mạnh và minh mẫn. Nếu Tuyết Mai có một đứa con cô ta sẽ học làm mẹ và
tu chí hơn, dù có tôi hay không có tôi bên cạnh. Cũng là cái ân tình của tạo
hóa.
Chuyến về quê này tôi có mang theo một cái đài bán dẫn nhỏ
để nghe nhạc và tin tức dọc đường. Thực ra mọi chi tiêu ăn uống hàng tháng trời
lang thang các tỉnh thăm họ hàng và cũng để săn lùng đồ cổ toàn tiền của Tuyết
Mai, nên tôi thấy cũng ngượng thì ra mình chỉ là thằng đi theo ăn bám mới quyết
định bán quách cái đài đi cho một thằng em trong làng, sau này em gái nó lại lấy
con trai chú tôi thành ra hai nhà lại thông gia với nhau. Số tiền này tôi giao cho
Tuyết Mai giữ và chào chú thím tôi quay xe trở lại Hâ Nội. Tuyết Mai bảo tiện
đường vào ghé thăm nhà mẹ và các cậu mợ ở một cái làng khá lớn gần kề thị xã Lập
Thạch, mẹ Tuyết Mai là một bà thẩm phán tòa án đã về hưu. Hai cậu cùng chung một
tên gọi là Thắng lớn và Thắng nhỏ. Cậu lớn làm xã đội trưởng, cậu nhỏ làm trưởng
phòng thông tin huyện, dì út làm nghề dạy học. Khi tôi đến nhà Tuyết Mai giới
thiệu tôi là bạn, bạn kiểu gì thì không nói rõ.
Con ngựa sắt truy ô xích thố của chúng tôi lại bon bon phi
nước kiệu qua phà Chí Chủ và dọc theo con đê chạy tuốt về quê nhà. Chú thím tôi
mừng lắm, có hai cháu về chơi. Các em đã lớn đi làm việc xa nhà cả. Riêng có thằng
Dị con trai lớn nhất ở nhà, để ôm chân bàn thờ ông bà ông vải thay tôi, nó bảo
rằng: Anh cả là người từng trải thật, mấy tháng trước em cứ tưởng anh cưới vợ
mà nay lại dẫn một chị mới về làng. Bố mẹ tôi vốn dĩ không ưa Tuyết Mai nên đã điện
gấp về quê thông báo cho họ mạc hai bên nội ngoại là không nên tiếp đón gì cả.
Chú ruột tôi đã từng là giáo viên dạy văn hóa trương trình bổ túc tương đương với
cấp 3 cho các học viên của trường sĩ quan lục quân Sơn Tây là người thông
thoáng thức thời không câu nệ tiểu tiết. Nói chuyện với Tuyết Mai chú lại tỏ ra
rất tâm đắc. Chú rủ ngày mai đi Yên Lập chơi, tiện cái xe máy đó chở chú đi
theo. Tôi thấy dù sao thì chú cũng là đàn ông ngồi mé sau Tuyết Mai hay ngồi ôm
lưng tôi đều không tiện, nên chú đành phải lẽo đẽo đạp xe đạp theo sau.
Sau khi chào ông bà Thất các cô chú gì, cám ơn hết thảy họ
hàng, tôi phải chở cho Tuyết Mai một cái bọc có hơn chục cái bát đĩa cổ, tiện
đường rẽ qua ngả Phú Thọ thăm nhà ông bà Vệ Bàn vốn là Việt Kiều từ Thái Lan về.
Ông Vệ Bàn là cháu bà nội tôi vốn dĩ là vệ quốc quân theo đoàn quân Tây tiến để
xây dựng cơ sở cách mạng ở đó và lấy vợ luôn. Vì nghe theo lời kêu gọi của đảng
bác, ông Vệ lại khuyên bà Vệ lại mang các anh chị trở về Việt Nam. Tôi nhớ ngày
đó các chị xinh tươi như những đóa hoa trà mi, nói tiếng Việt trọ trẹ líu lô
như chim hót. Anh Thọ là con út bằng trà tuổi tôi, thích chơi đàn ghi ta.
Người Việt mình không biết từ khi nào vốn háo danh, thích được
bằng khen huân huy chương, nhất thân nhì quen. Lấy vợ lấy chồng thì thích phải
là con nhà gia thế cách mạng có bố mẹ làm to, ông nọ bà kia để nhờ vả. Tôi thấy
khi còn học nghề hóa chất dẻo ở Đức có mấy thằng con trai cưa cẩm được mấy đứa con
gái con các ông bí thư quận huyện, tùy viên quân sự đại sứ quán v.v... thì mặt
vênh váo lên kiêu ngạo lắm, mặc dù mấy cô đó theo tôi chỉ vào dạng xinh xắn hơn
thị Nở một tý. Ở Việt Nam thì khoe khoang có bạn thân mà bố mẹ nó là ủy viên bộ chính trị, ủy viên trung ương
đảng, bộ trưởng thứ trưởng công an, cục nọ phòng kia. Mặt mũi rạng rỡ tỏ vẻ phấn
khởi lắm là mình cũng có tí hơi thần thế. Thấy ai thực sự giỏi giang hơn mình
thì mặt mày lúc nào cũng hầm hầm, chỉ thích triệt hại nhau. A dua và nịnh bợ là
một căn bệnh xã hội trầm kha, không thể nào chữa lành được. Tôi thấy Tuyết Mai
thực sự là một cô gái có học vấn và rất giỏi giang đối nhân xử thế quyền biến
như thần và tôi mến cô coi như tri kỷ hồng nhan. Chứ không phải cô ấy thuộc diện
3 C, con cháu các cụ cả.
Tôi nghĩ với một thành phần lý lịch cơ bản gia thế cách mạng
khủng long như vậy, Tuyết Mai học hành đỗ đạt nhiều, trình độ có thể nói là rất
uyên bác. Nếu như cô ta ngoan ngoãn chăm chỉ làm việc cúc cung tận tụy phụng sự
chế độ thì cái chức chủ tịch quốc hội hay bộ trưởng như bà Nguyễn Thị Kim Ngân,
hay bà Nguyễn Thị Kim Tiến gì đó, nếu
giao cho Tuyết Mai chỉ là trò trẻ con. Nhưng Tuyết Mai là một người con gái quá
mẫn cảm giàu tình cảm đã yêu ai thì yêu đến chết mới thôi. Từ nhỏ đã sống ở nước
ngoài, lớn lên về nước thì cô đã ngoài 25 tuổi lại dính vào tình ái yêu đương.
Cô ta từng yêu một anh chàng nhà báo và bị bỏ rơi vì anh ta đã có vợ con.